Tại sao lại có ngày nhuận, ngày nhuận là gì, ngày nhuận sinh ra để làm gì?

19 Tháng sáu 2020 - 531

Ngày nhuận, tháng nhuận, năm nhuận là gì, tại sao lại có ngày nhuận tháng nhuận và năm nhuận, cách xác định và ý nghĩa của chúng như thế nào? Mời các bạn cùng Fblivescores.com tìm hiểu nhé!

1. Ngày nhuận là gì?

Ngày nhuận hay còn gọi là ngày nhuần, xuất hiện khi tháng 2 dương lịch có 29 ngày. Hay nói cách khác ngày nhuận là ngày 29/2 dương dịch, ngày 29/2 dương lịch được gọi là ngày nhuận.

Theo lịch âm dương, cứ 4 năm thì có 1 năm nhuận, thêm vào tháng Hai 1 ngày ngày đó được gọi là ngày nhuận.

2. Tại sao lại có ngày nhuận

Trái đất mất 365 ngày để đi hết 1 vòng quay quanh mặt trời. Nhưng trên thực tế 1 vòng đó có thời gian chính xác là 365 ngày 5 giờ 48 phút 46 giây, tức 365,25 ngày. Chính phần dư ra 0.25 ngày đó đã nảy sinh nhu cầu cần phải có 1 năm nhuận. Người ta vẫn xét cho 1 năm có 365 ngày, song cứ 4 năm thì số 0.25 ngày dư ra kia tích lại thành 1 ngày, và ngày đó chính là ngày nhuận. Năm dương lịch có số nguyên là 365 ngày. Như vậy, một năm dương lịch còn thừa 6 giờ và 4 năm dồn lại thừa 24 giờ, bằng một ngày.

Do vậy, cứ 4 năm sẽ có một năm 366 ngày, gọi là năm nhuận. Số ngày (giờ) dư ra mỗi năm 1 lần đó được tính vào tháng 2 Dương lịch của năm thứ tư. Với số ngày 28 ngày, tháng 2 có thêm 1 ngày nhuận là ngày 29/2.

Như vậy nếu năm đó xuất hiện ngày 29/2 dương lịch, thì mặc định ngày đó là ngày nhuận, năm đó là năm nhuận.

Nếu như năm đó là năm nhuận, thì đồng nghĩa với việc xuất hiện ngày nhuận và tháng nhuận.

Ngày nhuận là ngày dư ra tính theo lịch dương trong tháng tháng 2, tức là ngày 29/2 (bình thường chỉ có ngày 28/2)
Tháng nhuận là tháng tính theo lịch âm, có sự xuất hiện lặp lại của hai tháng âm lịch vào một năm (ví như xuất hiện hai tháng tư, hai tháng chín, hoặc 2 tháng bất kỳ trong một năm)

Năm nhuận là năm âm lịch có tháng thứ 13 ( bình thường chỉ có 12 tháng âm lịch)

3/ Năm nào sẽ có ngày nhuận

Để xác định năm nhuận theo dương lịch, cũng chính là năm có ngày nhuận 29/2, bạn chỉ cần lấy số biểu của năm đó chia cho 4, nếu kết quả là chia hết thì đó chính là năm nhuận có ngày nhuận 29/2 theo dương lịch, khác với những năm bình thường khi mà tháng 2 chỉ có 28 ngày.

Tuy nhiên, bói bài cho biết với những năm tròn thế kỉ, tức số biểu của năm là 2 số 0 ở cuối thì phải lấy 2 số đầu của số biểu năm đem chia 4. Năm nào chia hết thì sẽ là năm có ngày nhuận 29/2.

Còn với năm nhuận theo âm lịch, bạn cũng hoàn toàn có thể tính được khi nào thì tới năm nhuận. Sở dĩ 3 năm âm lịch mới có 1 năm nhuận mà 19 năm lại có tới 7 năm nhuận là vì trong 19 năm đó, nếu tính theo lịch dương thì có 228 tháng, song theo lịch âm thì con số này chỉ là 235, so ra thì năm âm lịch thừa mất 7 tháng so với năm dương lịch.

Người ta quy ước rằng 7 tháng thừa ra đó chính là 7 tháng nhuận, rơi vào các năm 3, 6, 9 hoặc 8, 11, 14, 17, 19 trong chu kì 19 năm. Để tính xem năm nào là năm nhuận theo lịch âm, bạn chỉ cần lấy số năm dương lịch tương ứng với năm âm lịch đó chia cho 19. Nếu thu được số dư là 0, 3, 6, 9 hoặc 11, 14, 17 thì đó chính là năm nhuận theo lịch âm.

4/ Cách tính năm nhuận chính xác

Cách tính năm nhuận theo dương lịch:

Theo nhiều chuyên gia chi sẻ, cách tính năm nhuận theo dương lịch là những năm dương lịch nào chia hết cho 4 thì năm đó là năm nhuận.

Ví dụ: Năm 2016 chia hết cho 4 nên năm 2016 trở thành năm nhuận.

Ngoài ra, với những năm tròn thế kỷ (những năm có 2 số cuối là số 0) thì các bạn lấy số năm chia cho 400, nếu chia hết thì năm đó là năm nhuận (hoặc 2 số đầu trong năm chia hết cho 4).

Với những năm không phải năm nhuận thì tháng 2 có 28 ngày, còn với năm nhuận thì tháng 2 có có 29. Cứ 4 năm lại thêm 1 ngày vào lịch bởi vì một năm dương lịch dài khoảng 365 ngày và 6 giờ

Tính năm nhuận theo âm lịch:

Theo nguyên lý hoạt độn cảu Trái Đất, Mặt Trăng và Mặt trời thì mồng một âm là ngày mà Trái đất, Mặt trăng và Mặt trời theo thứ tự nằm thẳng hàng, Mặt trăng quay nửa tối về phía Trái đất, thời điểm này gọi là thời điểm không trăng, hay còn gọi là thời điểm Sóc.

Lịch âm lịch sẽ tính liên tiếp các thời điểm thẳng hàng hay thời điểm Sóc. Nếu hai thời điểm Sóc kế tiếp cách nhau 29 ngày thì tháng đó thiếu, còn cách nhau 30 ngày thì là tháng đủ. Lịch này sẽ bị lệch gần 11 ngày so với dương lịch. Dồn 3 năm lại thì dôi ra 33 ngày, cho nên qua 3 năm phải nhuận 1 tháng. Dồn tiếp 2 năm nữa là được 25 ngày là gần được nhuận 1 tháng. Tính bình quân trong 19 năm thì có 7 tháng nhuận

Vì vậy cách tính năm nhuận sẽ được tính như sau:

Lấy số năm chia cho 19, nếu số dư là một trong các số: 0; 3; 6; 9 hoặc 11; 14; 17 thì năm âm lịch đó có tháng nhuận.

Liên kết hữu ích: 188bet | kết quả bóng đá hôm nay | ty so bong da hom nay 789club | nhận định bóng đá | ket qua bong da